ƯU- NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHÀNH GỖ TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHIỆP

Ưu NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU GỖ TỰ NHIÊN VÀ GỖ CÔNG NGHIỆP

Là một quốc gia có thế mạnh về rừng và các sản phẩm có liên quan, Việt Nam đang ngày càng chú trọng phát triển ngành sản xuất, chế biến gỗ. Trên thị trường hiện nay có vô cùng đa dạng những loại vật liệu gỗ mà doanh nghiệp có thể ứng dụng từ gỗ tự nhiên đến gỗ công nghiệp. Những vật liệu này có ưu điểm riêng và song song với đó cũng có những nhược điểm gây khó khăn trong thi công hay ứng dụng. Bài viết này sẽ trình bày những ưu và nhược điểm của từng loại vật liệu.

1. Vật liệu gỗ ở Việt Nam
Như đã trình bày, Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi tạo nên một nguồn tài nguyên rừng phong phú dẫn đến ngành lâm nghiệp nói chung và sản xuất, chế biến gỗ nói riêng được rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Khi bước chân vào ngành công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ thì vấn đề quan trọng đầu tiên cần nắm bắt khi tìm hiểu chính là vật liệu gỗ.

Trên thị trường hiện nay có 02 loại vật liệu gỗ là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Mỗi loại gỗ có ưu khuyết và ứng dụng khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, sở thích và điều kiện mà mỗi người hoặc mỗi doanh nghiệp, xưởng sản xuất, gia công sẽ lựa chọn từng loại vật liệu sao cho phù hợp.

Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là gỗ được khai thác từ cây gỗ lâu năm. Cây gỗ cắt về sẽ được người thợ mộc phơi cho ráo nước sau đó tẩm sấy. Không phải bất kỳ loại gỗ nào cũng phù hợp để làm nguyên liệu gỗ tự nhiên mà chỉ những loại cây gỗ có đủ các đặc tính như thân cứng, chắc chắn mới được sử dụng làm nguyên liệu này.

Ưu điểm của gỗ tự nhiên
Một đặc tính riêng có của gỗ tự nhiên mà không thể tìm thấy ở bất kỳ loại gỗ công nghiệp nào là đặc tính cứng, chắc, độ bền cao, lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, không bị ảnh hưởng bởi nước hay độ ẩm. Vốn bản thân gỗ tự nhiên là gỗ nguyên tảng và được lấy từ những cây gỗ lâu năm, đạt đến độ cứng và độ dày nhất định mới được đưa vào sử dụng bền và chắc chính là đặc điểm nổi bật của loại vật liệu gỗ này.

Bên cạnh đặc điểm về độ cứng thì tính thẩm mỹ cũng là điều mà người ta luôn quan tâm khi nhắc đến vật liệu gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên luôn mang một vẻ đẹp tự nhiên, không bị bào mòn theo thời gian, vân gỗ nhiều và riêng biệt, không hề đại trà.

Một điểm khiến cho gỗ tự nhiên có giá trị cao là kích thước đa dạng. Nếu như gỗ công nghiệp luôn có một kích thước chuẩn để đảm bảo độ bền, độ cứng hay độ dẻo thì với gỗ tự nhiên, kích thước của gỗ hoàn toàn có thể theo nhu cầu người dùng hoặc kích thước sản phẩm bởi gỗ tự nhiên là gỗ nguyên khối nên muốn bất kỳ hình dạng hay kích thước nào đều có thể tiện ra. Không chỉ vậy, cũng bởi vì là gỗ nguyên khối nên việc chạm trổ các họa tiết hay khắc, khảm trang trí cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với vật liệu gỗ công nghiệp.

Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, vật liệu gỗ công nghiệp cũng có những điểm chưa thực sự ưu việt. Đầu tiên phải kể đến khả năng dễ nứt, dễ cong vênh. Bởi cấu tạo của gỗ tự nhiên là miếng gỗ nguyên tảng, nguyên khối nên khi nhiệt độ thay đổi, việc co giãn không đều giữa các thành phần cấu tạo hay giữa các bộ phận của gỗ khiến cho khối gỗ dễ bị nứt hay cong vênh.

Điểm thứ hai là rất khó để tìm kiếm nguồn gỗ tự nhiên. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp nên Chính phủ đã cấm khai thác rừng tự nhiên. Do đó, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên chỉ có thể dựa vào nguồn rừng trồng. Tuy nhiên, những loại cây thân gỗ có đủ đặc tính để được lựa chọn làm vật liệu gỗ tự nhiên có thời gian sinh trưởng rất lâu, có những cây lên đến hàng chục năm nên nguồn gỗ có thể khai thác là rất khan hiếm.

Một yếu tố tác động rất lớn đến quyết định sử dụng hay lựa chọn loại vật liệu gỗ là giá thành. Về điểm này, gỗ tự nhiên không thể cạnh tranh với gỗ công nghiệp bởi sự chênh lệch về giá giữa hai loại vật liệu này là rất lớn. Gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn rất nhiều so với vật liệu gỗ công nghiệp. Đây cũng là một lý do dẫn đến hiện nay khách hàng thường chuộng gỗ công nghiệp hơn.

Phân loại
Có nhiều cách phân loại gỗ tự nhiên. Trong kinh nghiệp hay cuộc sống hằng ngày, người ta thường phân loại theo chủng loại hay giống cây. Có thể kể đến là các loại gỗ hương, các loại gỗ họ thông, các loại gỗ sao… Tuy nhiên, trong ngành sản xuất hay chế biến gỗ thì người ta sẽ chia theo giá trị kinh tế. Cụ thể, gỗ công nghiệp được chia thành 02 loại. Loại I là các loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, có đặc tính bền đẹp, chắc chắn với lượng vân gỗ nhiều. Những loại gỗ này thường có thời gian sinh trưởng chậm nên hệ quả tất yếu là nguồn gỗ khan hiếm. Loại II gồm các loại gỗ thông thường, thời gian sinh trưởng trung bình hoặc nhanh, dễ trồng, giá trị kinh tế không cao

Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được chế biến từ những phần bột gỗ, sợi gỗ hay gỗ được băm nhỏ qua những công nghệ kết dính chuyên biệt. Vật liệu gỗ công nghiệp luôn có một độ dày nhất định và đồng loạt để đảm bảo khả năng chịu lực. Những loại cây gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho gỗ công nghiệp rất dễ kiếm, được trồng đại trà phục vụ cho ngành này như xoan, sồi…

Ưu điểm
Là loại vật liệu gỗ đang rất được ưa chuộng hiện nay, gỗ công nghiệp mang những ưu điểm rất lớn, khắc phục được hầu hết những khuyết điểm của gỗ tự nhiên.

Đầu tiên, vật liệu gỗ công nghiệp vô cùng thân thiện với môi trường – một trong những mối bận tâm lớn hiện nay. Gỗ công nghiệp tận dụng những phần gỗ thừa, bột gỗ để làm nguyên liệu nên sẽ góp phần bảo vệ môi trường và bên cạnh đó tránh lãng phí nguyên liệu.

Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt nên cực kỳ dễ tìm kiếm. Đến bất kỳ một xưởng gỗ hay nhà cung cấp sản phẩm gỗ nào cũng đều dễ dàng tìm thấy những tấm gỗ công nghiệp hoặc những sản phẩm được làm từ nó với giá thành vô cùng rẻ. Với công nghệ hiện đại, sẽ không mất nhiều thời gian để sản xuất, hoàn thiện một sản phẩm được làm từ vật liệu gỗ công nghiệp.

Được sản xuất bằng kỹ thuật hiện đại cộng với những phát minh, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực vật liệu gỗ, trên thị trường hiện có rất nhiều loại gỗ công nghiệp, có thể kể đến như MDF, MFC… với đa dạng phương pháp sản xuất.

Gỗ công nghiệp luôn được sản xuất với kích thước nhất định nên khó cong vênh hay bị nứt. Đây là một khuyết điểm lớn của vật liệu gỗ tự nhiên mà gỗ công nghiệp đã hoàn toàn khắc phục được và khắc phục rất tốt.

Vì được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu hiện nay nên gỗ công nghiệp phù hợp với đa dạng phong cách từ cổ điển đến hiện đại, sang trọng.

Nhược điểm
Song song với những ưu điểm nổi bật thì vật liệu gỗ công nghiệp cũng không thể tránh khỏi có những hạn chế. So với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp có độ bền kém hơn khi chỉ có thể giữ được độ mới và độ bền khoảng một vài năm.

Gỗ công nghiệp cúng mắc phải một khuyết điểm lớn đó là không thể chạm trổ họa tiết lên đó. Vật liệu gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt và đại trà với những nét họa tiết, đường vân được in sẵn nên có thể gây cảm giác nhàm chán. Bên cạnh đó, vì cấu tạo là từ bột gỗ, dăm gỗ nên không thể gia công những cử động mạnh như tiện, khắc… nên sẽ vô cùng hạn chế về cách thể hiện họa tiết hay vân gỗ.

2. Ứng dụng của gỗ công nghiệp
Với sự đa dạng trong kiểu dáng, giá thành rẻ, gỗ công nghiệp hiện nay đang rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất từ nhà ở đến văn phòng. Các đồ vật bằng gỗ có thể sử dụng gỗ công nghiệp: giường, tủ, bàn ghế…